Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024)- Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (24/02/1930 - 24/02/2024)- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƯỚC, TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (28/01/1941 - 28/01/2024) - ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH KHÁNH HÒA TÍCH CỰC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVIII, ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ KHỐI LẦN THỨ VIII - DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, LỜI CỦA NON SÔNG ĐẤT NƯỚC - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 370 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA. CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH KHÁNH HÒA LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2023-2028.
Thứ Năm, 02/05/2024 04:45

TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CAMPUCHIA LÀ TÀI SẢN VÔ GIÁ

Công tác đối ngoại nhân dân chiếm vai trò rất quan trọng, hoà bình hữu nghị với các dân tộc trên toàn thế giới, cùng nhau xây dựng và phát triển là khát vọng của nhân dân Việt Nam và cũng là khát vọng chung của nhân loại toàn cầu.
Việt Nam và Campuchia có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, luôn kề vai sát cánh trong quá trình biến thiên của lịch sử.
Đất nước chùa tháp, có nền văn minh Angkor huy hoàng được xây dựng từ đời vua Jetman thứ 7. Đức vua đã xây dựng đền Angkor Wat đồ sộ uy nghi với nền nghệ thuật kiến trúc vô cùng độc đáo mà thời đại văn minh hiện đại cũng ngỡ ngàng, được tổ chức Unesco công nhận ngang tầm với 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Angkor Wat là mưu cầu hạnh phúc cho muôn dân. Theo tiếng Campuchia, Angkor nghĩa là gạo, Vat có nghĩa là chùa; xây dựng ngôi chùa vừa là nơi thờ tự phục vụ tâm linh, vừa là nơi chứa lúa gạo biểu thị sự hưng thịnh của quốc gia, để toàn dân được no ấm, quân đội đầy đủ lương thực, đủ sức mạnh bảo vệ chủ quyền tổ quốc Campuchia. Từ đó, kết tiếp nhiều đời vua trị vì đất nước, nhân dân Campuchia có được cuộc sống thanh bình, tuy có thăng tràm theo dòng thời gian nhưng không xảy ra biến cố lớn. Vào những thập niên 80 cuối thế kỷ 20; thời quốc vương Sihanouk trị vì, bọn Pôn pốt – Ieng Sary dã tâm phản lại Tổ quốc, đẩy dân tộc Campuchia vào thảm hoạ diệt chủng, kinh hoàng, bằng những kiểu giết người man rợ, tàn bạo hơn thời Trung Cổ, đập phá đền chùa, nơi thờ tự linh thiêng, hồn thiêng sông núi, phục vụ tín ngưỡng tâm linh của dân tọc, nét văn hoá độc đáo của dân tộc có từ ngàn xưa mà người dân Campuchia coi là tài sản vô giá được truyền từ đời này sang đời khác.


Trong thời gian ngắn, bọn Pôn pốt – Ieng Sary đã huỷ hoạ nền văn minh Angkor huy hoàng, biến đất nước chùa tháp thành địa ngục trần gian. Hành động tàn bạo của chúng khiến cho thần linh nổi giận, lòng dân bất hoà, loài người chê trách. Đảng và chính phủ Việt Nam không thể làm ngơ trước thảm hoạ của dân tộc anh em láng giềng, có mối tình hữu nghị lâu đời, có đường biên giới chung, núi liền núi; cùng uống chung dòng nước sông Mekong chở nặng phù sa, mang dòng nước bạc bồi đắp ruộng đồng của hai dân tộc từ ngàn xưa đến nay.


Chính phủ Việt Nam đã cử các đơn vị quân tình nguyện sang giúp quân đội Campuchia anh em, đập tan chế độ Pôn pốt, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, đem lại sự hồi sinh cho đất nước chùa tháp. Tiếp theo cử chuyên gia các ngành sang giúp bạn tái thiết đất nước. Nhân dân hai nước vốn có tình hữu nghị lâu đời, qua sự kiện lịch sử này mối tình hữu nghị đó càng được nhân lên gấp nhiều lần, rất đáng trân trọng. Biến cố lớn của đất nước Campuchia là một dấu mốc lịch sử dân tộc đầy đau thương và nước mắt, nó được viết bằng “máu và nước mắt” của quân tình nguyện Việt Nam pha trộn với máu và nước mắt của quân và dân Campuchia. Máu của hai dân tộc anh em đã thấm sấu vào lòng đất Campuchia, tô thắm thêm màu cờ sắc áo của đất nước chùa tháp, gắn kết bền chặt hơn là tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp của hai dân tộc.


Giữa thủ đô Phnom Penh, sừng sững tượng đài chiến thắng của quân và dân Campuchia và bên cạnh đó là tượng đài tri ân quân tình nguyện Việt Nam. Hằng ngày, hằng ngàn người đến viếng thăm tưởng niệm, nhớ lại một giai đoạn lịch sử đầy bi hùng của hai dân tộc anh em.


Yêu chuộng hoà bình vì cuộc sống bình yên. Hãy luôn giữ mãi trong lòng hai dân tộc tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, cho dòng sông Mekong ngày thêm nặng phù sa, cho cây trái xanh tươi làm nở hoa và toả hương thơm ngát.

Lê Thanh Xuân