Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024)- Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (24/02/1930 - 24/02/2024)- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƯỚC, TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (28/01/1941 - 28/01/2024) - ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH KHÁNH HÒA TÍCH CỰC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVIII, ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ KHỐI LẦN THỨ VIII - DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, LỜI CỦA NON SÔNG ĐẤT NƯỚC - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 370 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA. CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH KHÁNH HÒA LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2023-2028.
Thứ Sáu, 26/04/2024 07:05

NHIỆM VỤ CỦA TRÁI TIM

Ở tuổi 88, chị vẫn minh mẫn và nhanh nhẹn, nói năng trôi chảy và lưu loát khi sử dụng tiếng Pháp cũng như khi điều hành các nội dung chương trình hoạt động của Hội ái mộ Yersin Khánh Hòa. Với cương vị là chủ tịch của Hội trong gần 20 năm, chị đã xây dựng Hội ái mộ Yersin Khánh Hòa thành chiếc cần hữu nghị đến với Thụy Sĩ, Pháp và bạn bè quốc tế gần xa. Mỗi nhịp cầu được nối đều bằng chính công sức của chị và các cộng sự trong BCH với lứa tuổi 2/3 đều dưới 80… Chị là Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Thế Trâm. Nguyên là Viện trưởng Viện vắc-xin Nha Trang…

Bà Nguyễn Thị Thế Trâm (bìa phải))

Bằng sự nỗ lực và sáng tạo với niềm tin yêu và kính trọng ông A.Yersin, Hội ái mộ Yersin Khánh Hòa được thành lập trên cơ sở tập hợp những trái tim cháy bỏng tình yêu dành cho ông Năm Yersin. Cố bác sĩ Kiều Xuân Cư, chị Nguyễn Thị Thế Trâm, nhà thơ Giang Nam, chị Diệu Hương, anh Thanh Xuân…cùng với các cộng sự khác, bằng các chương trình hành động của mình đã làm sống dạy hình ảnh bác sĩ, nhà khoa học A.Yersin ông Năm Yersin trong lòng nhân dân Nha Trang, Khánh Hòa và bạn bè trên Thế giới.
Xóm Cồn Nha Trang từ những năm cuối thế kỷ XIX xuất hiện một người Âu châu lặn lội, chăm chỉ, cần cù chăm lo cho dân nghèo tại đây. Chiếu phim cho trẻ em xem, khám và chữa bệnh miễn phí cho nhân dân địa phương, xây dựng nông trại và trại nuôi ngựa để sản xuất huyết thanh phòng dịch bệnh, thám hiểm, khám phá những vùng đất lạ của phía Tây Khánh Hòa…Từ một người khác chủng tộc, màu da, dần đần ông trở thành một thành viên của bà con dân chài, một người thầy, một người anh, một người cha hết đỗi thân thiết. Tiếng gọi trìu mến “ông Năm Yersin” được bà con gọi ông những lúc vui buồn, biển động, sóng êm…và khi nhắm mắt xuôi tay – để lại cho nhân loại một kho đồ sộ về kiến thức y học, thiên văn học, nông học – nguyện vọng của ông là được nằm lại trên mảnh đất Khánh Hòa – Suối Dầu – Cam Lâm – nơi ông yên nghỉ nghìn thu từ bấy đến nay luôn khói hương nghi ngút. Ngày mất của ông hằng năm đều đón hằng trăm khách thập phương đến từ năm châu bốn biển, cùng nhân dân xã Suối Cát tưởng niệm, dâng hương…
Hội ái mộ Yersin Khánh Hòa đã nối tiếp công việc còn dang dở của ông là chăm lo cho những người nghèo, phòng khám bệnh miễn phí được ở ra hằng năm khám và cấp thuốc cho trên 250 bênh nhân; cứ mỗi khi Tết đến xuân về, hàng vạn phần quà được Hội vận động gửi đến các gia đình còn khó khăn, chật vật trong cuộc sống. Trẻ con các vùng sâu vùng xa được đón nhận hàng ngàn chiếc xe đạp từ vòng tay yêu thương của Hội gửi đến các em. Hội cũng đã vận động cho một ngôi trường THCS – nơi ông yên nghỉ – nơi mang tên ông và một ngôi trường nơi ông đã từng sống và làm việc được mang tên Yersin. Cạnh xóm Cồn là công viên Yersin và tượng đài ông Năm được xây dựng trang trọng, sừng sững bên biển xanh gió lộng. Ông hằng ngày vẫn còn đó, ngắm nhìn sự đổi thay phồn thịnh của thành phố mà ông đã gắn bó hơn nửa cuộc đời mình. Và trong năm 2013, nhân kỉ niệm 70 năm ngày mất của ông, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ra quyết định công nhận ông là công dân danh dự của đất nước Việt Nam. Trong buổi lễ công bố quyết định, tôi tìm thấy những ánh mắt sáng và nụ cười mãn nguyện của những thành viên sáng lập Hội và của đông đảo người trong khán phòng. Vui và tự hào trước sự vĩ đại của ông Năm Yersin và kể từ hôm nay ông và người dân Việt Nam đã trở thành đồng bào thân thiết.
Tôi có bàn với anh Xuân – Phó Chủ tịch Hội rằng các bác, các cô đã vượt quá tuổi để làm công việc vất vả này anh phải tính đội ngũ kế thừa trong nhiệm kì tới. Anh vui vẻ trao đổi: “Cũng đã đến lúc chúng tôi lui vào hậu trường, tuy nhiên, còn sức còn minh mẫn chúng tôi sẽ không rời xa Hội”… Nhiệm vụ trái tim nghe có vẻ xa lạ trong đời sống của nền kinh tế thị trường, nhưng trong lĩnh vực công tác này nó mới là tiêu chí hàng đầu. Vâng, bằng chữ tâm dẫn đường, Hội ái mộ Yersin Khánh Hòa đã truyền cảm hứng về sự yêu thương và đức hi sinh và các thế hệ nối tiếp “Sống mà không dịch chuyển không phải là sống”, câu nói trên của ông Năm Yersin chính là động lực cho Hôị tiếp tục những công việc cao cả của mình.

Bá Lin