Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024)- Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (24/02/1930 - 24/02/2024)- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƯỚC, TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (28/01/1941 - 28/01/2024) - ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH KHÁNH HÒA TÍCH CỰC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVIII, ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ KHỐI LẦN THỨ VIII - DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, LỜI CỦA NON SÔNG ĐẤT NƯỚC - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 370 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA. CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH KHÁNH HÒA LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2023-2028.
Thứ Sáu, 29/03/2024 18:04

Hội UNESCO Khánh Hoà với hoạt động “đối ngoại nhân dân” trong việc quảng bá hình ảnh Khánh Hòa phục vụ phát triển

Mục đích cơ bản của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc, (UNESCO) là : “Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa, đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo … đối với tất cả các dân tộc”
Để đạt được mục đích của mình,UNESCO luôn luôn định hướng mọi hoạt động, căn cứ vào 3 chức năng cơ bản, như sau:
1. Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc qua những phương tiện thông tin rộng rãi, khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn từ và hình ảnh.
2. Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hóa bằng cách :
– Hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt động giáo dục theo yêu cầu của mỗi người.
– Hợp tác với các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lý tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, hoặc bất cứ một sự phân biệt nào khác về kinh tế xã hội.
– Đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để chuẩn bị cho trẻ em thế giới về trách nhiệm đối với tự do.
3. Duy trì và nâng cao ứng dụng kiến thức bằng cách :
– Bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và các công trình lịch sử hay khoa học và khuyến nghị với các nước hữu quan về các công ước quốc tế cần thiết.
– Khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí tuệ, trao đổi quốc tế cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông, kể cả trao đổi sách báo, trao đổi các sản phẩm có giá trị khoa học, nghệ thuật và các tư liệu thông tin khác.
– Khởi xướng những phương thức hợp tác quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân ở tất cả các nước tiếp cận được với tất cả các ấn phẩm của những nước khác.
Với sự phù hợp và tương đồng về tôn chỉ, mục đích, hội UNESCO Khánh Hoà đã trở thành một trong những đơn vị thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hoà.
Hội Unesco tỉnh Khánh Hoà tiền thân là Câu lạc bộ (CLB) Unesco Thái cực trường sinh (TCTS) Nguyễn Trãi – Nha trang , được hình thành vào tháng 4 năm 2001 với khoảng 30 hội viên.Sau 6 năm vận động, ngày 20 tháng 7 năm 2007 , Đại hội thành lập Hội UNESCO tỉnh khánh Hoà đã được tổ chức , theo QĐ số 1425/QĐ-UBND, do Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà ký ngày 10/8/2006 cho phép thành lập Hội UNESCO tỉnh Khánh Hoà trong hệ thống của Hiệp Hội CLB Unesco VN.
Tuy đã có hơn 10 năm lịch sử, nhưng trong thời kỳ vận động ban đầu (2001-2006 ) hội UNESCO Khánh Hoà chỉ mới thực hiện chức năng của một câu lạc bộ dưỡng sinh. Sau ngày đại hội (2007), hội UNESCO mới thực sự thực hiện đầy đủ những chức năng của mình theo cương lĩnh.
Qua trang thông tin điện tử của Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Khánh Hoà, chúng tôi xin phép được trao đổi vấn đề cần phải tăng cường đối ngoại nhân dân, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh, của cộng đồng xã hội, nhằm quảng bá hình ảnh của tỉnh Khánh Hòa, của Việt Nam trong khu vực và thế giới

1.Đối ngoại nhân dân là hoạt động có ý nghĩa chính trị và giá trị thực tiễn to lớn trong quá trình hội nhập để phát triển và cường thịnh
“Đối ngoại nhân dân” làmột sáng tạo trong hoạt động ngoại giao củaViệt Nam. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “đối ngoại nhân dân là một trong ba thành phần của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại: ngoại giao nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân”. Đường lối, chính sách đối ngoại linh hoạt, hiệu quả đã giúp cho Việt Nam ngày càng có nhiều bạn bè, có vị trí cao, có tiếng nói trên thế giới về chính trị, kinh tế và xã hội, văn hoá. Đó là lợi thế cho Việt Nam trong quá trình hội nhập. Về mặt lý luận, “hội nhập” là cách tốt nhất để Việt Nam ta khắc phục sự “tách biệt thế giới”, sự “đơn độc”, vốn là “điểm yếu cốt tử”, ngăn cản sự cường thịnh của các nước ở phương Đông. Đối ngoại nhân dân đã giúp Việt Nam phát huy được, khai thác nhiều cơ hội thuận lợi cho quá trình hội nhập. Đối ngoại nhân dân tạo ra nhiều cơ hội không những cho nhân dân chúng ta thừa hưởng những giá trị văn minh của nhân loại, mà còn làm cho cộng đồng dân chúng có thể trực tiếp đóng góp vào nền văn minh chung của nhân loại bằng những giá trị sáng tạo trong các hoạt động kinh tế và đời sống văn hoá, xã hội thường ngày. Cái lợi của hội nhập thì ai cũng thấy: năm 2010 Việt Nam đã thu hút hơn 12.213 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đầu tư đăng ký đến 192 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 72 tỷ USD, góp phần nâng giá trị GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt giá trị 1.168 USD/ người (Hồ Văn,2011). Tất nhiên, hội nhập không chỉ có lợi, nó còn mang theo nhiều hệ luỵ. Vấn đề này, trong quá trình thực hiện “đối ngoại” nhân dân phải được quán triệt đầy đủ. Phải biết “hoà nhập” những phải giữ “bản sắc” của dân tộc Việt Nam. Phải biết cách gắn “hội nhập” với phát triển kinh tế, với bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia và với an sinh xã hội.
Hội nhập là nhu cầu thực tiễn, cấp bách trong phát triển và cường thịnh. Rất nhiều học giả, khi nghiên cứu về nguyên nhân của sự phát triển, cường thịnh và sự lạc hậu của các quốc gia ,đã đưa ra 3 nguyên nhân có tính “nền tảng”: vị tri địa lý, khả năng hội nhập và thể chế. Thêm vào đó, chúng ta đang sống trong thời đại, như bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO đã nói: Chúng ta đang sống trong một thế giới được đánh dấu bởi sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, nhu cầu tăng cường sự hợp tác, quá trình toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy quá trình tạo ra những ý tưởng mới… Như vậy, về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, khẳng định muốn phát triển kinh tế, an ninh ổn định thì phải lưu ý đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập, nghĩa là phải tăng cường sức mạnh ngoại giao, hợp tác, phải tăng cường khả năng tự giới thiệu mình, phải làm cho các dân tộc khác hiểu biết và yêu mến chúng ta… Thực tế, qua 20 năm đổi mới, một số ngành kinh tế hàng đầu của Việt Nam đều có dấu ấn của sự hợp tác quốc tế và hội nhập như công nghiệp dầu khí, xây dựng các khu công nghiệp, kinh tế du lịch…
Hội nhập giúp chúng ta nhanh chóng đổi mới và sáng tạo trong xây dựng những mô hình phát triển đất nước bền vững. Trong quá trình phát triển của lịch sử, mỗi nước đều đã chọn lựa cho mình những mô hình phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Kết quả thực tế trên thế giới, có nhiều quốc gia đã hưng thịnh, phát triển, nhưng cũng không ít nước nước lâm vào cảnh lạc hậu, đói nghèo… Trong một nước, cũng có thể có cảnh tương tự: vùng này phát triển, sung túc, nhưng vùng kế đó lại đói nghèo, lạc hậu… Tuy nhiên, để đánh giá các mô hình tăng trưởng, UNESCO cho rằng “ …chỉ có những mô hình phát triển, tăng trưởng kinh tế mang lại chỉ số hạnh phúc cao nhất mới được coi là thành công. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hoá của mình ….”. Vai trò của cộng đồng dân chúng đã trở nên quan trọng và quyết định hơn bao giờ hết trong việc ủng hộ, triển khai, xây dựng các mô hình tăng trưởng. Đời sống hàng ngày của cộng đồng dân chúng là hình ảnh sinh động của địa phương, của quốc gia trong quá trình hội nhập, phát triển. Nhà nước phải quan tâm, chăm lo vấn đề an sinh xã hội trong quá trình vận động ,triển khai sách lược “đối ngoại nhân dân “.

2. Hoạt động của hội UNESCO Khánh Hoà trong giới thiệu hình ảnh của địa phương, của đất nước
Đối ngoại nhân dân là hoạt động ngoại giao do các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp và các cá nhân thuộc mọi tầng lớp nhân dân thực hiện nên có thể coi đây là phương tiện thông tin,truyền thông và quảng bá hình ảnh của địa phương của đất nước thuận lợi, có hiệu quả cao và lan toả nhanh chóng.
Hình ảnh của địa phương, của một đất nước được thể hiện rất đa dạng và phong phú, nhưng thế giới thường nhạy cảm và đánh giá qua 4 mặt chủ yếu như sau :
– Phát tiển kinh tế (Các ngành kinh tế, kinh tế chất lượng, sản phẩm của địa phương
– Văn hoá (văn hoá truyền thống, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá….)
– Bảo vệ Môi trường (bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình môi trường, kinh tế môi trường, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu….)
– Các vấn đề xã hội (xoá đói giảm nghèo, sức khoẻ cộng đồng, đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu khoa học…..)
Đó là những thông tin, hình ảnh sinh động, góp phần thiết thực làm cho thế giới hiểu Việt Nam hơn và tạo ra nhiều tiền đề thúc đẩy hội nhập và phát triển kinh tế xã hội.
Tuy chưa đóng góp được nhiều, nhưng trong 10 năm qua, Hội UNESCO Khánh Hoà đã vận dụng và thực hiện có kết quả các chức năng nhiệm vụ của minh, cùng với việc phối hợp với các đơn vị hoạt động tự nguyện khác như Liên hiệp các hội hữu nghị tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Khánh Hoà, Hội Khoa học Kỹ thuật Biển,…. đã giới thiệu hình ảnh Khánh Hoà, hình ảnh Việt Nam ra “Năm Châu, Bốn Bể”. Có thể kể ra rất nhiều các hoạt động cụ thể như: thuyết trình về “Văn hoá và cảnh Quan biển của Khánh Hoà, của Việt Nam cho Hiệp hội Địa lý Mỹ”, xuất bản các tập thơ, ký, nhạc… nhân các sự kiện trọng đại như ngày lễ “Nghìn Năm Thăng Long” (2010), “Tuần lể Biển Đảo Việt Nam” (2011)…
Rồi các hoạt động phát triển giáo dục như “Tiếp bước tới trường”, “xoá đói giảm nghèo”, các hoạt động văn hóa, giải trí mang tính cộng đồng… Kể lể ra đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến hai bài học, thứ nhất là vai trò của cộng đồng, của người dân, của các doanh nghiệp trong và ngoài nước… trong việc tham gia trực tiếp, có nhiều đóng góp rất lớn trong vấn đề nội dung, hình thức và tài chính, thứ hai là vai trò của cá nhân, đầu tàu trong tổ chức cũng không nhỏ. Nếu không có Nhà thơ Giang Nam, Nhà văn Nguyễn Gia Nùng… bỏ công sưu tầm, chủ biên, ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ, năng nổ vận động tài chính, tài trợ cho các em học sinh khó khăn, không có những giám đốc doanh nghiệp, những Việt kiều và du khách và nhiều những Chủ nhiệm, thành viên của các câu lạc bộ khác… sẵn sàng trực tiếp tham gia và tài trợ… thì hiệu quả của những hoạt động nằm trong khuôn khổ “đối ngoại nhân dân”, như vừa kể trên cũng sẽ khó thành công mỹ mãn như chúng ta muốn.

Nguyễn Tác An
Nguyên Chủ tịch Hội UNESCO Khánh Hoà