Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024)- Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (24/02/1930 - 24/02/2024)- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƯỚC, TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (28/01/1941 - 28/01/2024) - ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH KHÁNH HÒA TÍCH CỰC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVIII, ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ KHỐI LẦN THỨ VIII - DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, LỜI CỦA NON SÔNG ĐẤT NƯỚC - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 370 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA. CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH KHÁNH HÒA LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2023-2028.
Thứ Sáu, 29/03/2024 17:04

VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN

Trong giai đoạn hiện nay, công tác ngoại giao nói chung và công tác đối ngoại nhân dân nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng môi trường hòa bình và ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, tư duy đối ngoại đã phản ánh yêu cầu phát triển của đất nước và phù hợp với các xu thế lớn của thời đại đã chắp cánh cho ngoại giao Việt Nam ngày càng bay cao và bay xa.
Công tác đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ chung của toàn dân, tuy nhiên việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Trong đó, văn hóa ứng xử là một vấn đề tưởng nhỏ nhặt nhưng lại có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn và thiện cảm của người nước ngoài với nhân dân Việt Nam, từ đó ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước ta hiện nay. Để khắc phục những hạn chế và phát huy những nét đẹp vốn có của người Việt Nam, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và sự chung tay của toàn dân để giữ vững được hình ảnh về Việt Nam – một điểm đến hấp dẫn và thân thiện.
Du khách quốc tế đến Việt Nam vì có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, kho tàng văn hóa truyền thống và đặc biệt là con người thân thiện. Các diễn đàn du lịch quốc tế nhiều năm trước vẫn lan truyền câu chuyện: không hề khó để có được một nụ cười khi đến Việt Nam bởi người dân nơi đây vô cùng mến khách. Ðó chính là chiếc chìa khóa quan trọng trong việc kết nối văn hóa, đem lại sự hài lòng và cả động lực thúc đẩy bạn bè quốc tế tiếp tục chọn Việt Nam làm điểm đến. Thế nhưng, thời gian gần đây, thương hiệu “nụ cười Việt Nam” lại đang bị chính chúng ta làm “lu mờ” bằng những sự việc mà không sớm thì muộn, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh một Việt Nam “Vẻ đẹp bất tận”. Ðã có nhiều vụ việc làm du khách nước ngoài đặt chân đến “mảnh đất hình chữ S” tỏ rõ sự phàn nàn vì bị lừa khi đi ta-xi; bị chèo kéo, “bám đuổi” bởi những người bán hàng rong và nếu không mua thì nhận đủ những lời lẽ và cử chỉ “không đẹp”…, thậm chí bị hành hung…
Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh đẹp, nhiều bờ biển lý tưởng với biển xanh, cát trắng, nắng vàng, không khí trong lành, đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, tạo nên được thương hiệu trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế. Nhưng tỉnh Khánh Hòa cũng không ngoại lệ, nhiều du khách cũng đã đăng các bài viết chỉ trích về nạn cướp giật, vệ sinh môi trường biển … trên mạng đã ảnh hưởng đến hình ảnh “điểm hẹn yên bình, hấp dẫn” của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nếu trong thời gian tới, vấn đề này không được giải quyết thấu đáo, triệt để thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thành phố biển du lịch, thân thiện của Khánh Hòa. Không lẽ chúng ta không giữ vững được hình ảnh về một điểm đến hấp dẫn và thân thiện chỉ vì thiếu quan tâm tuyên truyền, tạo dựng ý thức ứng xử văn hóa của cộng đồng với du khách?
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử văn hiến, cách giao tiếp, ứng xử đã trở thành một nét đẹp văn hóa của mỗi người con đất Việt, được lưu truyền từ các bậc ông cha, tới con cháu, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, việc ảnh hưởng văn hóa nước ngoài là điều tất yếu. Song, chúng ta cần phải biết chọn lọc cho phù hợp với văn hóa, truyền thống của người Việt, để văn hóa ứng xử của chúng ta vừa mang hơi thở hiện đại vừa giữ gìn được bản sắc riêng.
Vì thế, các cấp các ngành ở địa phương cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước về các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh nhằm giữ vững thương hiệu và phát triển hơn nữa ngành du lịch – dịch vụ của tỉnh nhà. Bên cạnh đó, phải có sự thống nhất về nhận thức chung, xem thực hiện văn hóa công sở chính là một phần của nhiệm vụ cải cách hành chính. Các ngành, các cấp phải nghiêm túc kiểm điểm những hạn chế, thiếu sót trong giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức nơi công sở; cần phải thấy được những hạn chế, thiếu sót đó sẽ cản trở tiến trình đổi mới hội nhập kinh tế đất nước trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Và đặc biệt mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng cần nhận thức được rằng bản thân mình là một đại sứ ngoại giao nhân dân. Từ đó, nhận thấy trách nhiệm của cá nhân trong việc tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết về văn hóa thế giới; hoàn thiện bản thân và tuyên truyền, giáo dục về văn hóa ứng xử đối với đồng nghiệp, với gia đình, với nhân dân và người nước ngoài.
Thiết nghĩ, để nâng cao hiểu biết về văn hóa ứng xử với người nước ngoài của người Việt Nam nói chung và của cán bộ công chức, viên chức nói riêng, mỗi đơn vị, cơ quan và cá nhân từng người cần luôn luôn đẩy mạnh các hoạt động văn hóa đối ngoại.
Mỗi dân tộc có nền văn hóa và đặc điểm riêng của mình, có sự khác biệt về kinh tế, văn minh, triết lý, tôn giáo khác nhau. Cho nên, văn hóa đối ngoại có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác đối ngoại, là cầu nối để các quốc gia, dân tộc hiểu nhau và gắn bó với nhau hơn, góp phần phát triển mạnh mẽ hợp tác hữu nghị và ngoại giao kinh tế. Vì vậy, cần chú trọng đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao văn hóa, qua đó nâng cao hình ảnh của Việt Nam với bạn bè thế giới, thúc đẩy du lịch trong nước và quốc tế.
Thường xuyên nâng cao vai trò công tác đối ngoại nhân dân và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia
Tiếp tục phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển với các tổ chức nhân dân các nước, củng cố và xây dựng quan hệ với các nước ASEAN, các nước có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam ở châu Á, châu Âu.
Tăng cường công tác Kiều bào, thông qua Kiều bào, xây dựng kênh thông tin đối ngoại nhằm tuyên truyền sâu rộng hơn về đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, về quê hương, đất nước, con người Việt Nam… với bạn bè quốc tế.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và hội viên các hội, đoàn thể về các quan điểm, chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, về chính sách đại đoàn kết dân tộc; về việc giữ gìn và phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống với nhân dân các nước; Vận động nhân dân phát huy giá trị đạo đức, văn hóa, văn minh và các truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam để tạo nên những hình ảnh tốt đẹp, tình cảm trân trọng, hữu nghị, thân thiện với bạn bè quốc tế của nhân dân ta.
Song song với đó là việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối ngoại và văn hóa ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức
Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ đối ngoại cho cán bộ lãnh đạo và công chức, viên chức. Trong đó cần chú trọng bồi dưỡng công tác lễ tân đối ngoại vì trong giao tiếp quốc tế, mỗi người ít nhiều đều mang “tính đại diện”cho đất nước, địa phương hay đơn vị mình, do đó mọi lời nói, cử chỉ, hành động đều cần phải cân nhắc kỹ, thận trọng để tránh hiểu lầm. Có những chuyện tưởng chừng như lặt vặt, nhưng nếu ứng xử không thích hợp, có thể để lại ấn tượng không tốt, thiếu hữu nghị, ảnh hưởng đến mục đích chính của cuộc giao tiếp.
Nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Phải có sự thống nhất về nhận thức chung, xem thực hiện văn hóa công sở chính là một phần của nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.
“Mỗi người dân đều có quyền tự hào là công dân của nước mình trước bạn bè thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy.

Đỗ Quyên