Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024)- Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (24/02/1930 - 24/02/2024)- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƯỚC, TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (28/01/1941 - 28/01/2024) - ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH KHÁNH HÒA TÍCH CỰC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVIII, ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ KHỐI LẦN THỨ VIII - DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, LỜI CỦA NON SÔNG ĐẤT NƯỚC - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 370 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA. CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH KHÁNH HÒA LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2023-2028.
Thứ Sáu, 29/03/2024 11:44

Ông Masato – Người đem văn hóa Nhật đến với người dân Khánh Hòa

          Nằm sâu trong một con hẻm ở thôn Đồng Nhơn thuộc xã Vĩnh Trung, Nha Trang – Khánh Hòa có một ngôi nhà nhỏ bao quanh là một vườn dừa xanh mát, những luống rau non xanh mơn mởn và được bao bọc bằng một tường rào bằng gỗ, thiết kế với những ô ngăn nắp và kế bên cạnh là một ao cá nhỏ… đó là căn nhà cũng là nơi dạy học miễn phí từ lâu của nhiều học viên, người dân Khánh Hòa biết đến và thường xuyên lui tới. Chủ nhân căn nhà đó là của một người Nhật đã sống hơn mười mấy năm ở đây, tên ông là Shiomi Masato, 57 tuổi, người Nhật Bản.

       Cảm phục, mến mộ và trân trọng những việc làm và hành động của ông, tôi tìm đến nhà thăm, gặp gỡ và có cuộc phỏng vấn ngắn với ông.

Xin ông cho biết đôi nét về cá nhân và lý do nào ông rời bỏ quê hương để đến Việt Nam và dừng chân tại Khánh Hòa để dạy tiếng Nhật ?

Năm nay tôi 57 tuổi, tôi là một người thích giản dị và bình yên. Năm 2000 tôi có dịp đến Việt Nam du lịch, nhận thấy đất nước Việt Nam rất xinh đẹp, con người mến khách, người dân đôn hậu, trìu mến, đặc biệt Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với quê hương tôi nên bản thân lúc đó rất ấn tượng về mảnh đất này và chợt thầm nghĩ một ngày nào đó tôi sẽ chọn nơi đây để sinh sống.

 Có một điều là tôi thích ở nhà hơn đi ra ngoài, nhưng tình cờ có một lần khi du lịch từ Sài Gòn ra thành phố Huế, tôi có gặp một chủ quán cà-phê, qua vài câu nói chuyện xã giao, mặc dù lúc đó tiếng Việt của tôi chưa rành lắm nhưng cũng hiểu được những gì ông chủ quán tâm sự và bật mí cho tôi một điều rằng có nhiều người Việt muốn học tiếng Nhật và đề nghị tôi dạy trên lầu quán. Tôi lưỡng lự và chưa trả lời vì lúc đó tôi chưa được hành nghề sư phạm.

Đầu năm 2000, tôi đã từ bỏ một việc làm tốt ở tỉnh Osaka (Nhật Bản) và quyết định học lấy chứng chỉ dạy tiếng Nhật và dự định lập kế hoạch dạy sư phạm tiếng Nhật của tôi tại Nhật Bản nhưng kế hoạch đó không thể thực hiện được vì công an không cho phép, thế rồi đây chính là cơ hội tôi chọn quay lại Việt Nam để dạy học.

Tháng 9 năm 2001, tôi đến Việt Nam, mục tiêu của tôi ở đây là dạy tiếng Nhật cho những ai cần học mà không có điều kiện, bất kì ai đến tôi nhờ hỗ trợ tôi đều đáp ứng. Bản thân tôi dạy học nghiêm túc, nhiều học sinh họ đánh giá tôi là một người thầy ân cần, chu đáo, vui vẻ nên tôi cảm thấy vui mừng vì điều đó.

Qua thời gian, công việc dạy tiếng Nhật của tôi được nhiều người biết đến và ngày càng có nhiều học viên đến đăng ký học, có thời điểm đến 20 người từ độ tuổi từ 6 cho đến những người 60 tuổi, nhưng sau đó lớp học vơi đi dần vì các học viên không có thời gian học hoặc vì nhu cầu và mục đích học thì mọi ngươi khác nhau nên khổng thể tránh khỏi…nhưng vì với bất kì lí do nào tôi cũng không có giận hay trách gì đối với người bỏ học sớm, mà chỉ cảm giác tội nghiệp những người còn lại học tốt mà phải nghỉ học, chờ lâu lớp tiếp theo để ghép và học chung. Bên cạnh đó, tôi tham gia vào Hội Hữu nghị Việt- Nhật tại tỉnh Khánh Hòa và trở thành tình nguyện viên dạy tiếng Nhật cho Hội, học viên tham gia đăng ký học mới thì có thể đăng ký với hội Hữu nghị Việt – Nhật nên học viên tôi dạy tuổi tác, nghề nghiệp rất đa dạng.

Nhắc đến quê hương, mỗi năm tôi về nước một lần để thăm lại gia đình, người thân và bạn bè tôi.

Quá trình dạy học ở Khánh Hòa có những thuận lợi và khó khăn như thế nào và kết quả các lớp mà ông dạy ra sao?

Những năm đầu khi bắt đầu công việc dạy học, một đơn vị tài trợ thuê một phòng học tại Trường Đại học Khánh Hòa cho tôi dạy học. Vì địa điểm khá xa nhà nên lúc đó tôi đã gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển nhưng với lòng quyết tâm và đam mê tôi tự nhủ lòng mình phải cố gắng. Có những ngày thời tiết xấu, mưa to hay nắng gắt tôi đạp xe đến trường, khi đến nơi học viên nghỉ học, tôi rất buồn! Đôi khi phòng học còn hay xảy ra cắt điện đột ngột do thiết vị điện cũ kỹ, không thể đáp ứng ánh sáng để dạy. Sau khi đơn vị tài trợ rút rồi, không đủ khả năng thuê phòng nữa thì ngừng dạy bên đó và hiện tại tôi dạy ở nhà riêng, tại đây có không gian thoáng, yên tĩnh nên rất thuận tiện.

Tình cảm của học trò hay người dân đối với ông như thế nào?

Các em rất yêu quý tôi và thường hay tới thăm tôi sau những ngày tới trường, thường thì dịp nghỉ hè rất đông. Trong số những học viên tôi dạy, có một học viên rất quý tôi đó là vợ tôi bây giờ (ông nói vừa cười), lúc đó vợ tôi cũng là học viên, được biết là em ấy hướng dẫn viên du lịch trẻ, có cảm tình với tôi từ những giờ học đầu tiên. Năm năm sau, chúng tôi kết hôn và sống. Đó là học viên đặc biệt nhất và sau này ngoài thời gian rãnh vợ tôi cũng phụ giúp tôi trong việc dạy học.

Còn người dân ư! họ rất chân thành, ấm áp và cởi mở, gặp tôi lúc nào cũng nở nụ cười và hay giúp đỡ tôi mỗi khi tôi cần.

Ông có cảm nghĩ gì khi bây giờ ông là công dân Khánh Hòa, định cư và sinh sống tại mảnh đất này?

Tôi rất hạnh phúc khi trở thành công dân Khánh Hòa. Tôi rất đam mê dạy học, việc dạy và học đối với tôi rất quan trọng, nên được giảng dạy tiếng Nhật cho các em khó khăn tại mảnh đất này là niềm hạnh phúc lớn đối với tôi.

Ông Masato chăm sóc mảnh vườn nhỏ trong khu vườn nhà mình

Ngoài dạy học tôi còn làm kinh tế, tận dụng khoảng đất rộng sau vườn để nuôi gà, trồng rau…nhưng không thể bù đắp chi phí đầu tư. Tôi may mắn là nông dân nghiệp dư, nếu mà chuyên nghiệp thì hiện tại đã phá sản, chạy trốn, không còn sống tại Khánh Hòa rồi! người hàng xóm đều nuôi gà, cười tôi khi nhìn thấy tôi tưới nước cho cỏ, nhưng tôi quan niệm cỏ dại là thành phần quan trọng trong công thức pha trộn thức ăn cho con gà, ở khu vườn này cỏ cũng có ý nghĩa tồn tại. Ông Masato vừa cười vừa chia sẻ với giọng tiếng Việt chưa tròn âm!

​Khi được hỏi liệu ông có còn dạy tiếng Nhật miễn phí, khi số học viên giảm dần theo độ khó cấp học, ông Masato nói giản dị: “Khi không còn học viên nào nữa, lớp mới đóng cửa”.

Xin cám ơn ông!          

Qua thời gian hơn mười mấy năm ông sống tại Khánh Hòa, ông đã giảng dạy cho hơn hàng trăm học viên, có những em sau khi học xong, bằng vốn kiến thức tiếng Nhật đã xin vào làm việc tại các công ty, nhà hàng, khách sạn…giờ đã có công việc và thu nhập ổn định.

Có thể nói với hành động và việc làm ý nghĩa của ông Masato đã tạo cơ hội cho những ai có hoàn cảnh khó khăn được ông tận tình hỗ trợ, ngoài ra các học viên còn được hiểu thêm về văn hóa lịch sử của người Nhật qua những tiết học ông dạy và ông kể trên lớp.

Lê Trung Hưng