Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024)- Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (24/02/1930 - 24/02/2024)- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƯỚC, TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (28/01/1941 - 28/01/2024) - ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH KHÁNH HÒA TÍCH CỰC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVIII, ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ KHỐI LẦN THỨ VIII - DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, LỜI CỦA NON SÔNG ĐẤT NƯỚC - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 370 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA. CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH KHÁNH HÒA LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2023-2028.
Thứ Ba, 16/04/2024 23:47

MỘT NGƯỜI BẠN ĐỨC HẾT LÒNG VÌ VIỆT NAM

Người mà tôi muốn nói trong bài viết này là chị Ursula Nguyễn, một phụ nữ Đức. Tôi quen thân với chị từ gần 30 năm nay. Chị là Chủ tịch Hội Giúp đỡ Y tế cho Việt Nam ở Berlin, một tổ chức nhân đạo đã có nhiều giúp đỡ cho Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế.
Quê hương của Chị ở thành phố Saarbruecken, Thủ phủ của bang Saarland, nằm ở Tây-Nam nước Đức, sát với nước Pháp. Đây là trung tâm khai thác than đá và luyện thép của Đức, l trung tm cơng nghiệp một thời của nước Đức..

Ông Nguyễn Thế Phiệt và Bà Ursula Nguyễn – Hội giúp đỡ Y tế Việt Nam tại Berlin

Chị Ursula gắn bó rất sớm với Việt Nam. Khi cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ vào Việt Nam đang ở giai đoạn cao điểm, hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng của Thế giới đưa những tin tức về cuộc chiến ác liệt ở Việt Nam, những cuộc hành quân của quân đội Mỹ bắn phá các làng mạc và giết hại dân lành Việt Nam, đã làm cho Chị rất đau lòng. Chị tham gia vào các cuộc biểu tình của thanh niên Đức phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Chính nhờ tham gia vào những cuộc biểu tình đó mà Chị đã gặp gỡ và đem lòng yêu một sinh viên Việt Nam đang học ở Đức – anh Nguyễn Thế Phiệt, sau này là Tiến sĩ hóa học và là người chồng của Chị, đã gắn bó với Chị 40 năm qua.
Sau ngày miền Nam được giải phóng, Chị đã về thăm quê chồng. Việt Nam lúc ấy vừa mới ra khỏi cuộc chiến tranh, còn rất nhiêu khó khăn thiếu thốn. Thiếu cái ăn, cái mặc, học hành, nhưng đặc biệt công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân rất khó khăn, thiếu nhiều thứ, từ thuốc men, máy móc, trang thiết bị y tế, giường tủ, phương tiện cấp cứu cho đến đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao. Thông cảm với những khó khăn đó, khi trở về Đức, Chị đã đứng ra thành lập Hội Giúp đỡ Y tế cho Việt Nam ở Berlin do Chị làm Chủ tịch Hội. Chị đã cùng với những người bạn trong Hội đi đến nhiều bệnh viện ở Berlin và ở Đức kêu gọi sự giúp đỡ. Nhiều bệnh viện đã giúp đỡ máy móc, trang thiết bị y tế, thuốc men, giường tủ, bàn ghế, …
Phải nói Chị là người dành hết tình cảm và sức lực của mình cho Việt Nam. Thật khó tìm một người nước ngoài no m có tấm lòng yêu thương, gắn bĩ với Việt Nam như Chị Ursula. Ở Đức tôi đã từng chứng kiến những lần Chị đang ốm, phải nằm liệt giường mấy ngày liền, không ăn không uống được, nhưng khi nghe tin ở một bệnh viện nào đó có tặng trang thiết bị y tế là Chị cố gắng gượng dậy, quên hết mệt mỏi, vội vàng đi đến nơi đã thông báo. Gặp những lần như vậy, tôi khuyên Chị, hãy chờ vài ngày nữa cho khỏe rồi mới đi, nhưng Chị nói: Tôi phải đi ngay, nếu không sẽ mất cơ hội.
Để có tiền cho các hoạt động nhân đạo, Chị thường đến các hội chợ hoặc các lễ hội để bán các mặt hàng lưu niệm mua từ Việt Nam hay do bạn bè tặng Chị. Vào dịp cuối năm, ở Đức thường tổ chức Hội chợ Giáng sinh. Đây là lúc Chị hoạt động rất căng thẳng. Ngay từ sáng sớm, trong tuyết rơi và giá lạnh, Chị đã cùng với những người bạn Việt Nam và Đức đưa hàng ra Quảng trường của quận Zehlendorf ở Berlin, nơi Chị ở, để bán hng. Có những người bạn Đức ở cách xa Berlin hàng vi trăm km nhưng cũng mang hàng đến ủng hộ và phụ giúp Chị bán. Ở Quận này, nhiều người biết Chị và những hoạt động nhân đạo của Chị, nên rất sẵn sàng giúp đỡ Chị. Nhiều người mua hàng còn ủng hộ thêm tiền. Hội đồng Quận Zehlendorf dành vị trí bán tốt nhất cho Chị. Nhiều người chủ cửa hàng vui lòng cho Chị để các lon quyên tiền ở cửa hàng của mình. Sau những đợt như vậy, Chị lại gọi điện thoại về Việt Nam và vui mừng thông báo cho chúng tôi về số tiền thu được, có khi là 5.000 Euro, có khi 10.000 Euro, hoặc hơn nữa. Mỗi lần thông báo như vậy giọng Chị rất vui. Số tiền thu được qua những đợt hoạt động này, Hội dùng để mua trang thiết bị y tế, như máy siêu âm, máy thở cho bệnh nhân cấp cứu, máy điện tâm đồ, lò hấp tẩy trùng, … Theo yêu cầu của Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa, Chị đã mang về 5 valy dụng cụ cấp cứu, dùng để trang bị cho các xe cấp cứu của Bệnh viện, giúp cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân, tránh tình trạng bệnh nhân chết oan uổng dọc đường.
Một hướng hoạt động khác của Hội là đưa các bc sĩ sang Đức bồi dưỡng chuyên môn. Đã có hơn 20 bác sĩ của các bệnh viện ở Khánh Hòa đã được đưa sang Berlin thực tập, mỗi đợt 3 tháng về cách tổ chức của một bệnh viện hiện đại, hoặc về các lĩnh vực chuyên môn sâu, như ngoại khoa cấp cứu, tai-mũi-họng, mắt, vật lý trị liệu, siêu âm, gây mê hồi sức, … Qua các đợt thực tập, các bác sĩ đã nâng cao được trình độ chuyên môn của mình và biết được cách thức hoạt động và điều hành một bệnh viện hiện đại.
Hàng năm Hội đã gửi bình quân từ 6 đến 8 container hàng viện trợ y tế cho Việt Nam. Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa vừa được xây lại khang trang với 3 tịa nh mới với tổng số giường bệnh là 1.300. Gần như toàn bộ số giường bệnh, tủ đầu giường và bàn ghế cho bệnh nhân đều do Hội của chị Ursula trang bị. Như vậy Bệnh viên có thể dành số tiền mua giường tủ, bàn ghế để mua máy móc, trang thiết bị khác phục vụ cho nhu cầu điều trị bệnh nhân ngày càng tăng.
Hàng năm Chị thường ở Việt Nam 6 tháng và ở Đức 6 tháng. Thời gian ở Đức là để quyên góp, tìm các nguồn hàng viện trợ, vận chuyển, đóng container và gửi về Việt Nam. Thời gian ở Việt Nam là để tiếp nhận hàng, kiểm tra, sửa chữa, phân phối hàng viện trợ đến từng khoa, từng phòng bệnh nhân. Chị là một người rất tận tâm với công việc và rất thương yêu, thông cảm với những nỗi đau của bệnh nhân. Chị đi đến từng phòng bệnh, xem xét, bố trí, sắp xếp các giường tủ bàn ghế sao cho nó phù hợp, đồng thời kiểm tra từng trang thiết bị, xem cái nào hư hỏng, cần sửa chữa thì cho sửa ngay, nhắc nhở bệnh nhân giữ vệ sinh, giữ gìn tài sản chung, an ủi bệnh nhân, sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân hết lòng. Khó mà tính ra thành tiền những gì chị Ursula Nguyễn và Hội của Chị đã giúp đỡ cho Việt Nam.
Hoạt động nhân đạo của chị Ursula Nguyễn luôn luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu của Tổng Lãnh sự quán Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các ông Tổng Lãnh sự qua các thời kỳ và nhân viên của Tổng Lãnh sự quán Đức đều tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nhân đạo của Chị, từ việc cấp visa nhanh chóng, dễ dàng cho các bác sĩ đi Đức thực tập, tìm các nguồn viện trợ cho Hội, cho đến việc trực tiếp tài trợ cho các dự án nhân đạo nhỏ, như mua máy điện tâm đồ, máy siêu âm cho một số bệnh viện, làm đường nội bộ cho Bệnh viện Da liễu và Bệnh viện phục hồi Chức năng Khánh Hòa để bệnh nhân đi lại dễ dàng, sửa chữa các phòng cấp cứu nhi ở các bệnh viện huyện trong Tỉnh, mắc hệ thống nước máy cho làng phong Núi Sạn – Nha Trang, … mới đây nhất là hổ trợ cho Bệnh viện Khnh Hịa xy một nh xưởng để sửa chữa các trang thiết bị y tế của Bệnh viện. Các nhân viên của Tổng Lãnh sự quán Đức cịn trực tiếp đóng góp tiền cho hoạt động nhân đạo của chị Ursula Nguyễn.
Nói về chị Ursula Nguyễn không thể không nói đến anh Nguyễn Thế Phiệt, chồng của Chị. Anh đã đi du học ở Đức trước năm 1975, đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ hóa học tại Trường Đại học Kỹ thuật Berlin và trở thành giảng viên của Trường này. Gia đình của Anh ở Nha Trang. Anh về Việt Nam rất sớm. Anh là một trong số những Việt kiều đầu tiên trở về Việt Nam đầu tư, xây dựng đất nước. Nay Anh đã trở thành doanh nhân và luôn luôn đứng sau hỗ trợ cho các hoạt động nhân đạo của Chị. Nhiều khi Hội của Chị cần tiền gấp, Anh sẵn sàng giúp đỡ. Anh còn cấp học bổng toàn phần cho những học sinh, sinh viên nghèo hiếu học. Đến nay cc em đ tốt nghiệp, có em đang tiếp tục làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở nước ngoài.

Từ hơn 40 năm nay, chị Ursula Nguyễn và người chồng là Tiến sĩ Nguyễn Thế Phiệt đ dnh nhiều cơng sức, thời gian v tiền của để giúp đỡ Việt Nam, hết lịng vì mảnh đất và những con người mà Chị hết sức yêu thương. Chúng ta thật cảm động và trân trọng tấm lịng của Chị với Việt Nam. Thật may mắn khi chúng ta có những người bạn Đức rất chân tình, thủy chung, dnh hết tình cảm vì Việt Nam như vậy. Chính phủ Việt Nam đã hai lần tặng Chị Ursula Nguyễn Huy chương Hữu nghị. Đó là một sự ghi nhận rất xứng đáng với những gì mà Chị đã làm vì Việt Nam.

ĐẶNG VINH HUỀ
Nguyên Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Đức tỉnh Khánh Hòa