Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024)- Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (24/02/1930 - 24/02/2024)- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY BÁC HỒ VỀ NƯỚC, TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (28/01/1941 - 28/01/2024) - ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH KHÁNH HÒA TÍCH CỰC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVIII, ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ KHỐI LẦN THỨ VIII - DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, LỜI CỦA NON SÔNG ĐẤT NƯỚC - CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 370 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA. CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH KHÁNH HÒA LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2023-2028.
Thứ Năm, 25/04/2024 12:19

KHAI GIẢNG LỚP HOA NGỮ HỘI QUÁN NGƯỜI HOA

Nhằm bổ túc tiếng Hoa cho cộng đồng người Hoa đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, ngày 3/9, tại thị xã Ninh Hòa, Ban trị sự Quảng Đông, Bang Hải Nam, Bang Triều Châu Ninh Hòa đồng tổ chức lễ khai giảng lớp dạy Hoa văn cho 85 học viên từ độ tuổi 6 – 64, tại lễ đường Bang Quảng Đông Ninh Hòa.

Tham dự buổi lễ khai giảng và ra mắt Ban chấp hành lớp học Hoa văn có: Ông Lý Bá Lin – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa, Ông Trịnh Sênh Long – Tổng Hội trưởng Hội quán Người Hoa Nha Trang – Cơ sở Hoa Văn Khải Minh và các Trưởng Ban trị sự của 3 Bang: Quảng Đông, Hải Nam,Triều Châu Ninh Hòa cùng tất các anh chị em, các cháu thiếu nhi là học viên.

Phát biểu tại buổi lễ khai giảng, Ông Lý Bá Lin – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: “Di sản văn hóa người Hoa chứa đựng những giá trị vật thể và phi vật thể mang đặc trưng của văn hóa truyền thống Trung Hoa vừa giao thoa với văn hóa người Việt và văn hóa các dân tộc khác tại địa phương. Trong thời kỳ hội nhập, việc dạy và học tiếng Hoa cho các em hiện nay là vô cùng quan trọng vì đây là mẫu ngữ. Học tiếng Hoa không những sẽ giúp cho các em biết được nguồn gốc, nền văn hóa bản sắc có từ lâu đời của người Hoa mà còn mở ra nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, định hướng tương lai”.

Đồng thời Ông Lý Bá Lin cũng nhấn mạnh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa sẵn sàng là cầu nối hữu nghị gắn kết cộng đồng người Hoa với người Việt, cùng với Hội Hữu nghị Việt – Trung tỉnh Khánh Hòa không ngừng cố gắng thực hiện nhiệm vụ đối ngoại nhân dân nhằm gìn giữ nên hòa bình, tình hữu nghị truyền thống đã được nhiều thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp. Kết thúc lời phát biểu, ông cũng hy vọng rằng các lớp bổ túc Hoa văn không ngừng phát triển, mở rộng thêm chi nhánh tại 63 tỉnh, thành phố, thị xã, huyện và duy trì lâu dài.

Ông Lý Bá Lin – Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa phát biểu tại buổi lễ.
Ra mắt Ban Chấp hành lớp Hoa ngữ.

Có mặt tại buổi lễ, đại diện Tổng Hội trưởng Hội quán người Hoa Nha Trang – Cơ sở Hoa Văn Khải Minh – Ông Trịnh Sênh Long đã lên phát biểu cảm ơn và ghi nhận những chia sẻ của ông Lý Bá Lin và sự giúp đỡ, kết nối bà con người Hoa trên địa bàn tỉnh của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hoà. Ông chia sẻ thêm: “Tuy đã định cư lập nghiệp, sinh sống ổn định, nhưng người Hoa chúng ta vẫn luôn xem trọng việc gìn giữ di sản văn hóa mà ông cha đã sáng tạo, tích lũy trong quá trình sinh hoạt thực tiễn trong xã hội, là thành tựu của thế hệ trước trao truyền cho thế hệ sau, đặc biệt là ngôn ngữ và chữ viết Trung Hoa”. Vì vậy, chúng ta, thế hệ những người đi sau phải có trách nhiệm gìn giữ và phát triển những di sản ấy. Cũng chính vì lý do đó, tôi đã tự thân vận động, quyên góp tiền từ những tổ chức, người thầy, người bạn của mình để xây mới lại cơ sở Hoa văn Khải Minh Nha Trang nhằm để trả ơn trường mẹ là Trường Trung Học Khải Minh Nha Trang.” Đặc biệt, ông cũng tuyên bố rằng: “Toàn bộ người Hoa tỉnh Khánh Hòa nếu có nhu cầu học tiếng dân tộc Hoa ông sẵn sàng nhận là học viên, hoàn toàn miễn học phí”.

Để giúp đỡ cho lớp học bước đầu khai giảng, ông Trịnh Sênh Long đã tài trợ bàn ghế, sách giáo khoa, loa kéo dạy học… đặc biệt chi phí điện nước và lương giáo viên cũng do Trung tâm Hoa văn Khải Minh Nha Trang chi trả. Ngoài ra, tại buổi lễ, các Bang hội, phụ huynh và những mạnh thường quân “của ít lòng nhiều”  đã thể hiện những tấm lòng hảo tâm, ủng hộ tiền nhằm gây quỹ cho lớp học. Với tổng số tiền quyên góp hơn 60 triệu đồng có được, đây sẽ là nguồn kinh phí bước đầu quan trọng để giúp lớp Hoa ngữ đi vào hoạt động có chiều sâu, hiệu quả.

Ông Trịnh Sênh Long – Tổng Hội trưởng Hội quán Người Hoa Nha Trang Cơ sở Hoa Văn Khải Minh (bên trái), trao quỹ quyên góp cho Ông Đường Viễn Học – Bang Quảng Đông, Chủ nhiệm cơ sở Hoa ngữ.

Nhân dịp khai giảng và vui tết Trung thu, Cơ sở Bổ túc Hoa văn Thị xã Ninh Hòa cùng Hội Quán người Hoa Nha Trang – Trung tâm Hoa văn Khải Minh đã trao 76 phần quà, bao gồm: bánh trung thu, giáo trình 301 câu tiếng Hoa, vở tập viết cho các em  thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn các em có một cái tết trung thu vui vẻ. Những món quà tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn nhằm khích lệ, động viên các em có niềm đam mê, cố gắng hơn nữa trong việc học tập, biết đọc, biết viết tiếng Hoa nhằm hỗ trợ, chắp cánh ước mơ cho các em sau này.

Những món quà trung thu được trao tận tay cho các em thiếu nhi.
Các đại biểu cùng các anh chị em, phụ huynh là học viên chụp ảnh lưu niệm trước lễ đường Bang Quảng Đông Ninh Hòa.

Người Hoa bắt đầu di cư sang Việt Nam từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, nhưng được nhiều người biết đến là từ thế kỷ 16 sau này vào cuối thời nhà Minh, đầu đời nhà Thanh và kéo dài đến thế kỷ 18, dưới thời Pháp thuộc, đến ngày 27/12/1886, Pháp mới ban hành chính thức quy chế các Bang hội của người Hoa tại Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dân tộc Hoa đã sinh sống phân tán nhiều nơi từ Thác Bản Giốc miền Bắc đến tận mũi Cà Mau chiếm khoảng 1,13% dân số Việt Nam và đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế cho nước Việt Nam.

Riêng tại Ninh Hòa, cộng đồng người Hoa hiện nay có 03 Bang hội, đó là Hải Nam, Triều Châu và Quảng Đông, trong đó có 3 di tích được xếp hạng là di tích văn hóa, nghệ thuật cấp tỉnh và 1 Triều Châu Nghĩa Tự, tất cả các bảng hiệu, bài vị, phù diêu, hoành phi, câu đối đều được lưu giữ lại bằng Hoa văn, nhưng hiện nay, những bậc cao niên rành rẻ Hoa văn còn lại không nhiều, trong khi thế hệ trẻ hầu như chưa “lưu tâm” đến ngôn ngữ, chữ viết của ông cha để lại, đây là điều mà các Bang hội còn day dứt và trăn trở bấy lâu.

Việc mở thêm các cơ sở Hoa văn không chỉ riêng tại TP. Nha Trang, thị xã Ninh Hòa không những nuôi dưỡng thêm cho phong trào học tiếng Hoa trong cộng đồng ngày càng sâu rộng, lan tỏa và bền vững, thể hiện niềm khao khát biết tiếng Hoa của người Việt gốc Hoa, của người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa mà đó còn là cầu nối thắt chặt thêm tình hữu nghị về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa.

Đức Tiến